Enter Title

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

             1. Vị trí địa lý

Mà Cooih là một xã miền núi của huyện Đông Giang. Cách trung tâm huyện 18 km về phía Tây Nam.

+ Phía Đông giáp xã Kà Dăng, huyện Nam Giang.

+ Phía Bắc giáp xã Zà Hung, xã A Rooi, xã Jơ Ngây.

+ Phía Tây giáp xã Arooi, xã Dang (huyện Tây Giang).

+ Phía Nam giáp huyện Nam Giang.

Diện tích tự nhiên là 18.138,99 ha.

          2. Địa hình, địa mạo

Mà Cooih là xã miền núi, địa hình hầu hết là đồi núi dốc, còn lại là thung lũng dọc ven suối và các điểm bố trí dân cư, đất ruộng, sản xuất các loại rau màu khác và có một dãy đồi núi đá vôi trải dài xã Dang của Tây Giang đến xã Kà Dăng.

3. Khí hậu

Xã Mà Cooih mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,10C, cao nhất 39oC thấp nhất 12.6oC

- Lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng: 2.650 mm, từ tháng 9 đến tháng 11 là khoảng thời gian mùa mưa kéo dài đến nên có thể xảy ra lũ quét, sạt lở rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt dân cư.

- Độ ẩm bình quân 86%. Mùa nắng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8.

  - Gió bão: Hướng gió chủ yếu phía Tây Nam vào, bão thường xảy ra vào tháng 9-10, tác động đến sản xuất đời sống của nhân dân.

Xã Mà Cooih chủ yếu là đồi núi dốc, thời tiết thất thường luôn xuất hiện mưa và gió bão hằng năm bị thiệt hại về hoa màu của nhân dân. Đời sống của nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trong những năm qua không có xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét.

4. Đất đai, thổ nhưỡng:

- Đất đai có màu mỡ chủ yếu sản xuất cây hàng năm, cây ngắn ngày ở khu tái định cư Pachepalanh thôn A Roong, thôn A xờ, còn ở thôn Cutchrun đất đỏ, phèn nhưng vẫn còn một số khu vực như suối Tà Nang, suối Boong là đất màu mỡ để trồng các loại cây hàng năm.

- Trong điều kiện hiện nay đất sản xuất đối với người dân trên địa bàn xã còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân, chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp ít hộ sản xuất bằng ngư nghiệp.

5. Tài nguyên nước và thủy văn

- Mặt nước: Nguồn nước mặt trong khu vực khá phong phú. Mặt nước lòng hồ thủy điện A Vương, sông Bung với diện tích trên 800 ha rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong lòng hồ, đồng thời góp phần điều tiết nhiệt độ tạo ra tiểu vùng khí hậu mát mẽ, thuận lợi cho việc sinh trưởng phát triển các loại cây trồng; ngoài ra còn có các suối, hồ và các hồ xen lẫn rải rác trong khu vực dân cư. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa, mùa mưa nguồn nước dồi dào, hiện nay khoảng hơn 95% hộ gia đình sử dụng sinh hoạt từ nguồn nước tự chảy.

.

III. Những kết quả đạt được.

1. Kinh tế ổn định và tăng trưởng;

Tổng giá trị sản xuất nông – lâm –thủy sản đạt 21.950 triệu đồng (đạt 13,87% KH), tăng 15,03% so với cùng kỳ, tổng diện tích gieo trồng ước đạt là 490,12 ha [1], (đạt 4,61% KH), tăng 5,36 % so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 610,30 tấn (đạt 4,84%KH), tăng 05% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người là 290,76 kg/người/năm (đạt 1,31% KH) và tăng 4,01% so với năm 2018. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 17.823 triệu đồng (đạt 1,61% KH) tăng 3,46% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng đàn gia súc 811 con (84 % KH) giảm 29,72% so với cùng kỳ năm 2018, tổng  đàn gia cầm 1.832 con (đạt 61,07%KH) giảm 68% so với cùng kỳ, công tác tiêm phòng thường xuyên triển khai thực hiện, thành lập ban phòng chống dịch tả lợn Châu phi phân công nhiệm vụ và lịch chốt chặn.

          Công tác bảo vệ rừng thường xuyên và kịp thời, phối hợp với tổ quản lý bảo vệ tuần tra truy quét 04 lần/01 tháng, tổ  tuyên truyền ký cam kết bảo vệ rừng 543 hộ đân, xây dựng phương án phối hợp quản lý bảo vệ rừng tự nhiên trong Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, tận thu sản phẩm lâm nghiệp dưới tán rừng (khai thác song mây 27 tấn, tận thu khai thác keo 661 tấn), công tác bảo vệ rừng tập trung thực hiện, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo quy định.

Tiếp tục kiện toàn BCĐ, BQL về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên, rà soát đánh giá các tiêu chí NTM hoàn thành 13 tiêu chí, kết quả  thực hiện khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn A Xờ đạt 04 tiêu chí, thực hiện tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại ba thôn, thực hiện nguồn vốn hỗ trợ PTSX thuộc chương trình 135 năm 2019 đã được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 kịp thời triển khai thực hiện cho người dân [2], phối hợp với Văn phòng điều phối CTMTQG xây dựng NTM và giảm nghèo tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng NTM cấp thôn, xã.

Tình hình hoạt động của HTX: Tiếp tục hoạt động đồng thời chuẩn bị nội dung và điều kiện tổ chức Đại hội thành viên Hội đồng quản trị trong năm 2019, tình hình sản xuất kinh doanh đã thu mua 550 kg Ớt nguyên liệu, chế biến 2.500 hộp ớt muối, 900 hộp muối ớt, 350 hộp tương ớt tổng doanh thu 119.800.000đ, thu hoạch 150 kg Ớt tươi với doanh thu 30.000.000đ lợi nhuận sau thuế 16.500.000đ. Xây dựng vườn ươm giống cây Ớt số lượng 250.000 cây cấp cho 120 hộ hưởng lợi từ Dự án Trường Sơn Xanh trồng trên diện tích 13 ha (trồng chủ yếu trên rẫy và rừng keo 1 đến 2 năm tuổi), ký kết họp đồng cung ứng sản phẩm thương mại từ Ớt A riêu trên thị trường Đà Nẵng 03 cơ sở, Hội An 01 cở sở, Tam kỳ 02 cơ sở, xây dựng 03 điểm ủy thác thu mua Ớt nguyên liệu tại 03 thôn, hằng năm báo cáo thuế 01 quý/lần, thu nhập bình quân của của xã viên HTX khoản 3,2 triệu đồng/tháng, đóng bảo hiểm cho 04 người, nộp thuế 7.200.000đ vào ngân sách nhà nước. Trong năm đã triển khai các Dự án nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu thông qua bảo tồn và sản xuất Ớt A riêu theo hướng hàng hóa của Dự án Trường Sơn Xanh đã thực hiện 14 mốc công việc/21 mốc công việc đã giải ngân nguồn vốn 743 triệu đồng, xây dựng Đề án KHCN tiếp nhận 01 xưởng chế biến rộng 150m2 và vườn ươm rộng 500m2, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án PTSX sản phẩm Ớt A Riêu liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 20108-2020.

Phối hợp giải quyết tranh chấp đất đai, quản lý bảo vệ môi trường tai nguyên thiên nhiên, trong năm 2019 xác nhận về tình trạng đất ở, nhà ở các hộ để làm sổ hộ khẩu, vay vốn và thế chấp (398 trường hợp), lập biên bản sử dụng đất trái phép (01 trường hợp), kiểm tra các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ (03 trường hợp), tổng số giấy đã cấp 811 và đã nộp tiền 774 giấy với số tiền đã nộp 11.610.000đ còn 37 giấy chưa nộp phí số tiền là 555.000đ, cấp đợt II 226 giấy vận động các hộ dân hoàn thành việc cấp giấy.

Về xây dựng nhà ở theo Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND trong năm có 18 hộ đăng ký tổng kinh phí UBND huyện phê duyệt 970.830.000đ, tuy nhiên có 04 hộ không đủ điều kiện xin rút khỏi, ngoài ra có 06/18 hộ đã nghiệm thu hoàn tất các hạng mục đưa vào sử dụng, 03 hộ chưa đủ điều kiện nghiệm thu, các hộ còn lại đang triển khai, tổng kinh phí đã hỗ trợ 300.000.000đ.

Công tác xây dựng cơ bản-giao-thông-thủy lợi-nước sinh hoạt: Các công trình giao thông cơ bản đã hoàn thành, nghiệm thu tuyến đường DH10 vào khu Cutchrun, tổng hợp danh mục đầu tư cấp điện tại Khu TĐC A Bông mở rộng với quy mộ 1,3 km/65 hộ, rà soát danh mục đầu tư các công trình nước sinh hoạt[3], phối hợp nghiệm thu đường giao thông nông thôn A Bông giai đoạn II với tổng kinh phí giải ngân 415.382.000đ,  nước sinh hoạt thôn Tà Rèng với tổng kinh phí giải ngân 350.905.000đ, xây dựng 01 phòng học của Trường Mẫu Giáo Hướng Dương với tổng kinh phí 419.597.500đ. 






 





  • Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/1982-20/11/2022

  • Hội nghị tuyên truyền Ảnh: VHTT

  • Thác thứ nhất Ảnh: VHXH

  • Ớt A riêu Ảnh: Ngoc

  • Hình 5

  • Hình 4

  • Hình 3

  • Hình 2

  • Hình 1
    
1 2 3

Bản đồ hành chính

Thông tin cần biết






Dự báo thời tiết

Đông Giang

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MÀ COOIH
Địa chỉ : Xã Mà Cooih - Huyện Đông Giang - Quảng Nam
Điện thoại:0986.617.834 (A Tuấn CT)
Email:macooihdonggiang@quangnam.gov.vn
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)